CẨM NANG TƯ VẤN
Phân biệt gỗ sưa, gỗ trắc trong Đồ gỗ nội thất
Tin đăng ngày: 16/5/2020 - Xem: 1490
 

Do có rất nhiều khách hàng gửi thư về công ty quan tâm và hỏi về cách phân biệt gỗ sưa, gỗ trắc, gỗ gụ và các loại gỗ để làm Đồ gỗ mỹ nghệ.  Bộ phận tư vấn kỹ thuật của Công ty  xin hệ thống lại một số thông tin về gỗ để quý khách hàng phân biệt như sau :

Thông tin chung về gỗ:

Gỗ là một dạng tồn tại vật chất có cấu tạo chủ yếu từ các thành phần cơ bản như: xenluloza (40-50%), hemixenluloza (15-25%), lignin (15-30%) và một số chất khác. Nó được khai thác chủ yếu từ các loài cây thân gỗ.
Thống kê hiện nay trên thế giới có khoảng trên 100 ngành dùng gỗ làm nguyên, vật liệu với trên 22.000 công việc khác nhau và sản xuất ra hơn 20.000 loại sản phẩm.
Gỗ là nguyên, vật liệu được con người sử dụng lâu đời và rộng rãi, là một trong những vật tư chủ yếu của nền kinh tế quốc dân.
Gỗ được sử dụng rất rộng rãi trong công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, kiến trúc, xây dựng, khai khoáng, làm đồ mỹ nghệ, văn phòng phẩm, nhạc cụ, dụng cụ thể dục thể thao, đóng toa tầu, thùng xe, thuyền, phà, cầu cống, bàn ghế và dụng cụ học sinh, đồ dùng trong gia đình , công sở ...

Phân biệt gỗ sưa, gỗ trắc trong Đồ gỗ nội thất

1. Gỗ sưa:

Sưa hay còn gọi là trắc thối, huê mộc vàng, huỳnh (hoàng) đàn.Tên khoa học Dalbergia tonkinensis Prain, là một loài cây thân gỗ thuộc họ Đậu (Fabaceae).
Vân gỗ sưa
- Là cây gỗ nhỏ, còn có tên khác là trắc thối (lá và quả khi đốt thì có mùi khó ngửi.)
- Gỗ sưa có ý nghĩa tâm linh rất lớn, Thời phong kiến vua chúa thường dùng gỗ sưa để đóng đồ nội thất trong cung đình vì nó vừa làm hương liệu vừa làm dược liệu
- Gỗ vừa cứng lại vừa dẻo, chịu được mưa nắng
- Gỗ có màu đỏ, màu vàng, có vân rất đẹp
- Có mùi thơm mát thoảng hương trầm
Có hai loài sưa chính là sưa trắng và sưa đỏ. Sưa trắng cho hoa đẹp quả to đốt không có mùi nhưng giá trị gỗ không bằng sưa đỏ. Sưa đỏ trông gần giống sưa trắng, quả thành từng chùm đốt lên có mùi thối. Ngoài ra còn có sưa màu đen được gọi là tuyệt gỗ, loài này rất hiếm thấy.
Cây Sưa chủ yếu phân bổ ở miền Bắc Việt Nam và được tìm thấy rải rác tại Hải Nam ,Trung Quốc (tại đây họ gọi nó là Hoàng (huỳnh) đàn Việt Nam.
Để nhận biết gỗ sưa, trong dân gian người ta dùng các phương pháp cơ bản như sau:
Quan sát bằng mắt thường :
- Sắc gỗ màu vàng hoặc đỏ ; gỗ để lâu phủ bụi có thể xuống màu song dùng dao hoặc giấy ráp đánh nhẹ có thể thấy màu lại sáng vàng hoặc đỏ.
- Vân gỗ nổi lên từng lớp từng lớp rất đẹp,
- Tôm (thớ gỗ): Mịn , nhỏ, màu hồng (hoặc đỏ) sẫm, thi thoảng có tôm màu đen.
Ngửi : đánh giấy ráp, hoặc dùng dao sắc cạo nhẹ sạch bụi , rồi ngửi trực tiếp vào gỗ thấy mùi thơm ngát mùi trầm, hoặc đốt , khói tỏa hương rất thơm, tàn màu trắng ngà
Cân : nhẹ hơn gỗ trắc, gỗ lim, gỗ cẩm lai, nặng hơn gỗ xoan, gỗ dổi, ...

2. Gỗ trắc:

 

Thuộc cây gỗ lớn, gỗ rất cứng, nặng, thớ gỗ mịn có mùi chua nhưng không hăng, trong gỗ có tinh dầu.
Gỗ trắc có 3 loại chính: Trắc đỏ, Dalbergia balansae (trắc vàng), Dalbergia nigrescens (trắc đen)
- Thường dùng để đóng bàn ghế, giường tủ cao cấp, tạc tượng khắc tranh.
- Thuộc cây gỗ lớn, gỗ rất cứng, nặng, thớ gỗ mịn có mùi chua nhưng không hăng, gỗ rất bền không bị mối mọt, cong vênh.
- Khi quay giấy ráp thì rất bóng bởi trong gỗ có sẵn tinh dầu.
Nhận biết gỗ trắc:
Nhìn: (dùng đèn pin rọi và quan sát bằng mắt thường) :
+ Sắc gỗ màu: đen, vàng hoặc đỏ ; gỗ để lâu xuống màu đen, màu đỏ sẫm, dùng dao hoặc giấy ráp đánh nhẹ có thể thấy màu đỏ sẫm, vân chìm
+ Vân gỗ chìm, những gỗ gốc vân xoắn xít nổi lên từng lớp từng lớp rất đẹp,
+ Tôm (thớ gỗ): rất mịn , nhỏ, thi thoảng có tôm màu đen.
Ngửi : đánh giấy ráp, hoặc dùng dao sắc cạo nhẹ sạch bụi , rồi ngửi trực tiếp vào gỗ thấy mùi thơm nhẹ. hoặc đốt , gỗ có tinh dầu nổ lóp bốp cháy sùi nhựa khói tỏa hương thơm nhẹ, tàn màu trắng đục.
Cân : gỗ rất nặng, nặng hơn gỗ lim ...

Bàn ghế bằng gỗ trắc
Gỗ trắc sinh trưởng và phát triển tương đối chậm nên sản lượng gỗ không nhiều vì thế mà giá thành cũng khá cao không phải ai cũng sở hữu được.

Cẩm nang tư vấn khác:
Phân biệt gỗ sưa, gỗ trắc trong Đồ gỗ nội thất (16/5/2020)
Nhà đẹp bất ngờ với màu hồng phấn (20/2/2019)
25 thiết kế cầu thang đẹp và ấn tượng đến khó tin (20/2/2019)
Xu hướng tạo điểm xanh trong nhà để không gian tươi mát cả năm (20/2/2019)
 

Nội thất Đồ gỗ Nghệ An
Địa chỉ:  Đường Ngô Gia Tự, TP Vinh, Nghệ An
Điện thoại: 0915.050.067
Email: [email protected]
Website: http://noithatnhanghean.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay

0915.050.067